Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
108889

Cần quan tâm phát triển cây mía nguyên liệu ở huyện Thạch Thành

Ngày 05/12/2017 10:07:16

Nông dân xã Thành Tân (Thạch Thành) chăm sóc mía nguyên liệu niên vụ 2012 – 2013. (THO)- Trải qua 17 vụ ép (kể từ năm 1995), huyện Thạch Thành đã có nhiều giải pháp phát triển, quản lý cây mía nguyên liệu, như: chuyển đổi đất chân đồi, diện tích một vụ lúa năng suất thấp sang trồng mía; tăng cường các biện pháp chăm sóc, diệt trừ bọ hung đen hại mía; nghiêm cấm việc bán mía cho các lò đường mật thủ công và bán ra ngoài vùng..

Vụ mía 2006-2007, trên địa bàn huyện trồng đạt 6.225 ha, năng suất 59 tấn/ha, được coi là vụ ép có diện tích và năng suất lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích, năng suất mía của huyện liên tục giảm, sản lượng mía nguyên liệu bán ra ngoài vùng, bán cho các lò đường mật thủ công vẫn tồn tại. Vì sao vậy?hvhbjbjbkbmbjkbjjhvcxf

Để trả lời vấn đề trên, chúng tôi có dịp tìm hiểu thực tế ở một số xã trồng mía nguyên liệu của huyện Thạch Thành, được biết ở đây nhiều hộ dân thiếu mặn mà với việc trồng mía do hiệu quả kinh tế thấp hơn một số cây trồng khác. Nhiều diện tích đang trồng mía, nhân dân chuyển sang trồng dứa, cao su, ngô, sắn... Giá phân bón, nhân công liên tục tăng cao; hệ thống đường giao thông, thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho việc trồng, chăm sóc cây mía. Phần lớn diện tích mía thiếu phân để bón thúc lần 2 nên cây mía phát triển kém, dẫn đến năng suất thấp. Đa số các hộ dân thiếu vốn phục vụ cho trồng và chăm sóc cây mía. Từ vụ mía 2010 - 2011 trở về trước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thạch Thành trực tiếp cho các hộ trồng mía vay vốn nhưng mức vay thấp, thời gian vay ngắn, lãi suất cao, dẫn đến nhiều hộ dân gặp khó khăn trong quá trình trồng, chăm sóc cây mía. Vốn vay đã thấp so với nhu cầu, tuy nhiên, đối với phân bón và giống mía, chủ hợp đồng liên hệ với các công ty cung ứng phân bón, giống mía và ngân hàng chuyển tiền đến nơi cung ứng, sau đó chủ hợp đồng nhận vềcấp cho các hộ dân. Chính điều này dẫn đến đa số hộ dân không đồng tình, bởi họ không được quyền tự chủ, không nắm được giá bán thực của giống, phân bón?

Từ vụ ép 2011-2012, huyện Thạch Thành chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp để quản lý và ký hợp đồng với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan (xóa bỏ các chủ hợp đồng cũ). Huyện cũng đề nghị công ty đầu tư vốn cho nhân dân trồng, chăm sóc, thu hoạch mía, thay cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thạch Thành. Vụ ép 2011-2012, diện tích mía nguyên liệu khối xã, thị trấn trên địa bàn huyện thu hoạch 4.525,5 ha, sản lượng 244.575 tấn, năng suất bình quân 54 tấn/ha; khối nông - lâm trường có diện tích 1.283,4 ha, sản lượng đạt 82.491 tấn, năng suất bình quân 64,3 tấn/ha. Vụ ép vừa qua, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan đầu tư vốn cho khối xã, thị trấn 29,817 tỷ đồng; các công ty phân bón đầu tư cho các chủ hợp đồng 19,799 tỷ đồng; bình quân đầu tư hơn 11 triệu đồng/ha. Về cơ bản, việc đầu tư cho cây mía nguyên liệu của công ty giống như ngân hàng trước kia, tỷ suất đầu tư quá thấp, các hộ dân trồng mía vẫn không được quyền tự chủ trong việc quyết định giá mua giống mía, phân bón. Chỉ có điều khác đó là trước kia ngân hàng cho vay tính lãi suất đến khi các hộ dân bán mía cho nhà máy và nhà máy trả tiền về đến ngân hàng; còn hiện nay khi công ty vào vụ ép thì khóa sổ và không tính lãi suất số tiền mà công ty đã đầu tư ứng trước cho các hộ dân trồng mía. Để chuẩn bị cho vụ ép 2012-2013, huyện Thạch Thành phấn đấu trồng đạt 5.918 ha, trong đó trồng mới 2.203 ha (đến cuối tháng 4-2012 đã trồng đạt 90% diện tích) và diện tích còn lại 3.715 ha là mía lưu gốc. Tuy nhiên, đến thời điểm này cây mía đang rất cần nước tưới, phân bón đợt 1, thuê nhân công làm cỏ, nhưng Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan vẫn chưa đầu tư cho vùng mía nguyên liệu một đồng vốn nào?

Ông Hà Văn Sắc, Chủ nhiệm HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Thành Tân, cho biết: Vụ ép 2011-2012, HTX ký hợp đồngtrồng 232 ha với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan, năng suất bình quân 51 tấn/ha. Công ty đầu tư 2,424 tỷ đồng, tiền mặt 900 triệu đồng, còn lại do các công ty phân bón đầu tư bằng phân bón; bình quân 10,4 triệu đồng/ha. Niên vụ 2012-2013, xã trồng 280 ha (trong đó có 120 ha trồng mới) và đã ký hợp đồng với công ty 230 ha. Hiện, các công ty sản xuất phân bón đầu tư phân bón cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc đợt 1. Nhân dân trong xã làm đất, chăm sóc, mua giống, thuê máy bơm tưới nước, mua thuốc trừ sâu, nhưng vẫn chưa được Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan đầu tư vốn. Để giảm bớt khó khăn cho người trồng mía, HTX đã phải vay tiền ngoài để mua giống mía, hỗ trợ tiền công làm đất, mua máy bơm nước và dây dẫn để nhân dân thuê bơm nước tưới cho cây mía, giá thuê 50.000 đồng/h (bằng 50% so với thuê trên thị trường cùng thời điểm).

Ngoài ra, ngay từ đầu vụ ép, để bảo đảm quyền lợi của người trồng mía và hài hòa lợi ích giữa các bên, tạo cơ sở phát triển vùng nguyên liệu mía ổn định, bền vững; ngày 22-12-2011, UBND tỉnh có Thông báo số 157/TB-UBND về tình hình sản xuất, thu mua, quản lý mía nguyên liệu; trong đó có quy định giá thu mía nguyên liệu vụ ép 2011-2012 trên địa bàn toàn tỉnh thấp nhất là 1.050.000 đồng/tấn và được áp dụng từ đầu vụ ép. Sau khi có thông báo của UBND tỉnh, việc thu mua mía nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn và Công ty CP Mía đường Nông Cống bảo đảm quy định về giá. Tuy nhiên, vụ ép 2011-2012, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan vẫn chỉ thu mua với giá 950.000 đồng/tấn. Người trồng mía ở huyện Thạch Thành vốn khó khăn, nay càng khó khăn hơn, nhất là những hộ dân chỉ sống bằng nghề trồng mía.

Để góp phần phát triển ổn định, bền vững cây mía nguyên liệu ở huyện Thạch Thành, ngoài sự nỗ lực của chính quyền, các hộ dân trồng mía; nhân dân đang rất cần sự quan tâm bằng những việc làm cụ thể, những chính sách đối với cây mía phù hợp với lợi ích giữa người trồng với doanh nghiệp của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan. Đó là công ty đầu tư vốn phục vụ cho việc phát triển cây mía bảo đảm nhu cầu và kịp thời vụ; tu sửa, xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi cho vùng trồng mía. Công ty công bố giá thu mua nguyên liệu sớm và tương đương với giá của các công ty khác trên địa bàn để nhân dân yên tâm đầu tư, chăm sóc cây mía. Đồng thời, hỗ trợ người sản xuất giống mía bằng 1,5 đến 2 lần giá mía nguyên liệu cùng thời điểm; xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ việc sử dụng bã mía, nguyên liệu sẵn có trong vùng, bảo đảm giá thành hợp lý để cung ứng cho trồng, chăm sóc cây mía.

Báo Thanh Hóa

Cần quan tâm phát triển cây mía nguyên liệu ở huyện Thạch Thành

Đăng lúc: 05/12/2017 10:07:16 (GMT+7)

Nông dân xã Thành Tân (Thạch Thành) chăm sóc mía nguyên liệu niên vụ 2012 – 2013. (THO)- Trải qua 17 vụ ép (kể từ năm 1995), huyện Thạch Thành đã có nhiều giải pháp phát triển, quản lý cây mía nguyên liệu, như: chuyển đổi đất chân đồi, diện tích một vụ lúa năng suất thấp sang trồng mía; tăng cường các biện pháp chăm sóc, diệt trừ bọ hung đen hại mía; nghiêm cấm việc bán mía cho các lò đường mật thủ công và bán ra ngoài vùng..

Vụ mía 2006-2007, trên địa bàn huyện trồng đạt 6.225 ha, năng suất 59 tấn/ha, được coi là vụ ép có diện tích và năng suất lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích, năng suất mía của huyện liên tục giảm, sản lượng mía nguyên liệu bán ra ngoài vùng, bán cho các lò đường mật thủ công vẫn tồn tại. Vì sao vậy?hvhbjbjbkbmbjkbjjhvcxf

Để trả lời vấn đề trên, chúng tôi có dịp tìm hiểu thực tế ở một số xã trồng mía nguyên liệu của huyện Thạch Thành, được biết ở đây nhiều hộ dân thiếu mặn mà với việc trồng mía do hiệu quả kinh tế thấp hơn một số cây trồng khác. Nhiều diện tích đang trồng mía, nhân dân chuyển sang trồng dứa, cao su, ngô, sắn... Giá phân bón, nhân công liên tục tăng cao; hệ thống đường giao thông, thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho việc trồng, chăm sóc cây mía. Phần lớn diện tích mía thiếu phân để bón thúc lần 2 nên cây mía phát triển kém, dẫn đến năng suất thấp. Đa số các hộ dân thiếu vốn phục vụ cho trồng và chăm sóc cây mía. Từ vụ mía 2010 - 2011 trở về trước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thạch Thành trực tiếp cho các hộ trồng mía vay vốn nhưng mức vay thấp, thời gian vay ngắn, lãi suất cao, dẫn đến nhiều hộ dân gặp khó khăn trong quá trình trồng, chăm sóc cây mía. Vốn vay đã thấp so với nhu cầu, tuy nhiên, đối với phân bón và giống mía, chủ hợp đồng liên hệ với các công ty cung ứng phân bón, giống mía và ngân hàng chuyển tiền đến nơi cung ứng, sau đó chủ hợp đồng nhận vềcấp cho các hộ dân. Chính điều này dẫn đến đa số hộ dân không đồng tình, bởi họ không được quyền tự chủ, không nắm được giá bán thực của giống, phân bón?

Từ vụ ép 2011-2012, huyện Thạch Thành chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp để quản lý và ký hợp đồng với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan (xóa bỏ các chủ hợp đồng cũ). Huyện cũng đề nghị công ty đầu tư vốn cho nhân dân trồng, chăm sóc, thu hoạch mía, thay cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thạch Thành. Vụ ép 2011-2012, diện tích mía nguyên liệu khối xã, thị trấn trên địa bàn huyện thu hoạch 4.525,5 ha, sản lượng 244.575 tấn, năng suất bình quân 54 tấn/ha; khối nông - lâm trường có diện tích 1.283,4 ha, sản lượng đạt 82.491 tấn, năng suất bình quân 64,3 tấn/ha. Vụ ép vừa qua, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan đầu tư vốn cho khối xã, thị trấn 29,817 tỷ đồng; các công ty phân bón đầu tư cho các chủ hợp đồng 19,799 tỷ đồng; bình quân đầu tư hơn 11 triệu đồng/ha. Về cơ bản, việc đầu tư cho cây mía nguyên liệu của công ty giống như ngân hàng trước kia, tỷ suất đầu tư quá thấp, các hộ dân trồng mía vẫn không được quyền tự chủ trong việc quyết định giá mua giống mía, phân bón. Chỉ có điều khác đó là trước kia ngân hàng cho vay tính lãi suất đến khi các hộ dân bán mía cho nhà máy và nhà máy trả tiền về đến ngân hàng; còn hiện nay khi công ty vào vụ ép thì khóa sổ và không tính lãi suất số tiền mà công ty đã đầu tư ứng trước cho các hộ dân trồng mía. Để chuẩn bị cho vụ ép 2012-2013, huyện Thạch Thành phấn đấu trồng đạt 5.918 ha, trong đó trồng mới 2.203 ha (đến cuối tháng 4-2012 đã trồng đạt 90% diện tích) và diện tích còn lại 3.715 ha là mía lưu gốc. Tuy nhiên, đến thời điểm này cây mía đang rất cần nước tưới, phân bón đợt 1, thuê nhân công làm cỏ, nhưng Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan vẫn chưa đầu tư cho vùng mía nguyên liệu một đồng vốn nào?

Ông Hà Văn Sắc, Chủ nhiệm HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Thành Tân, cho biết: Vụ ép 2011-2012, HTX ký hợp đồngtrồng 232 ha với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan, năng suất bình quân 51 tấn/ha. Công ty đầu tư 2,424 tỷ đồng, tiền mặt 900 triệu đồng, còn lại do các công ty phân bón đầu tư bằng phân bón; bình quân 10,4 triệu đồng/ha. Niên vụ 2012-2013, xã trồng 280 ha (trong đó có 120 ha trồng mới) và đã ký hợp đồng với công ty 230 ha. Hiện, các công ty sản xuất phân bón đầu tư phân bón cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc đợt 1. Nhân dân trong xã làm đất, chăm sóc, mua giống, thuê máy bơm tưới nước, mua thuốc trừ sâu, nhưng vẫn chưa được Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan đầu tư vốn. Để giảm bớt khó khăn cho người trồng mía, HTX đã phải vay tiền ngoài để mua giống mía, hỗ trợ tiền công làm đất, mua máy bơm nước và dây dẫn để nhân dân thuê bơm nước tưới cho cây mía, giá thuê 50.000 đồng/h (bằng 50% so với thuê trên thị trường cùng thời điểm).

Ngoài ra, ngay từ đầu vụ ép, để bảo đảm quyền lợi của người trồng mía và hài hòa lợi ích giữa các bên, tạo cơ sở phát triển vùng nguyên liệu mía ổn định, bền vững; ngày 22-12-2011, UBND tỉnh có Thông báo số 157/TB-UBND về tình hình sản xuất, thu mua, quản lý mía nguyên liệu; trong đó có quy định giá thu mía nguyên liệu vụ ép 2011-2012 trên địa bàn toàn tỉnh thấp nhất là 1.050.000 đồng/tấn và được áp dụng từ đầu vụ ép. Sau khi có thông báo của UBND tỉnh, việc thu mua mía nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn và Công ty CP Mía đường Nông Cống bảo đảm quy định về giá. Tuy nhiên, vụ ép 2011-2012, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan vẫn chỉ thu mua với giá 950.000 đồng/tấn. Người trồng mía ở huyện Thạch Thành vốn khó khăn, nay càng khó khăn hơn, nhất là những hộ dân chỉ sống bằng nghề trồng mía.

Để góp phần phát triển ổn định, bền vững cây mía nguyên liệu ở huyện Thạch Thành, ngoài sự nỗ lực của chính quyền, các hộ dân trồng mía; nhân dân đang rất cần sự quan tâm bằng những việc làm cụ thể, những chính sách đối với cây mía phù hợp với lợi ích giữa người trồng với doanh nghiệp của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan. Đó là công ty đầu tư vốn phục vụ cho việc phát triển cây mía bảo đảm nhu cầu và kịp thời vụ; tu sửa, xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi cho vùng trồng mía. Công ty công bố giá thu mua nguyên liệu sớm và tương đương với giá của các công ty khác trên địa bàn để nhân dân yên tâm đầu tư, chăm sóc cây mía. Đồng thời, hỗ trợ người sản xuất giống mía bằng 1,5 đến 2 lần giá mía nguyên liệu cùng thời điểm; xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ việc sử dụng bã mía, nguyên liệu sẵn có trong vùng, bảo đảm giá thành hợp lý để cung ứng cho trồng, chăm sóc cây mía.

Báo Thanh Hóa

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC